Tủ lạnh là một hệ thống tuần hoàn kín, điều này có nghĩa là gas sẽ được tái sử dụng. Vì vậy, khi tủ lạnh thiếu gas, hết gas là do bị thủng hoặc bục giàn. Khi tủ lạnh bị thiếu hoặc rò rỉ gas, tủ lạnh sẽ có nhiều biểu hiện như kém lạnh, không lạnh trong khi hệ thống máy nén vẫn đang hoạt động bình thường, đồng thời sẽ dẫn tới việc hư hại máy nén và ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm trong tủ.
Tủ lạnh thiếu gas sẽ ảnh hưởng đến thực phẩm trong tủ
Những dấu hiệu tủ lạnh thiếu gas:
+ Tủ hoạt động trong thời gian dài nhưng không lạnh.
+ Máy nén tủ hoạt động liên tục nhưng vẫn không lạnh.
+ Dàn nóng tủ lạnh (thường ở 2 bên tủ) chỉ hơi nóng, không nóng như bình thường & tủ không đủ độ lạnh như thiết đặt.
Có 3 cách thường được dùng để kiểm tra xem liệu tủ lạnh có bị rò rỉ hoặc thiếu gas không:
Cách 1: Dùng bọt xà phòng
Bạn cho máy chạy, sau đó bôi xà phòng lên đường ống, dàn nóng và dàn lạnh. Sau đó, bạn quan sát xem nơi nào có bọt xà phòng thì chỗ đó bị thủng (thường thấy ở dàn lạnh).
Dùng xà phòng để phát hiện nơi rò rỉ gas
Cách 2: Vết dầu loang
Sau khi bạn lau sạch hệ thống, bạn hãy khởi động tủ lạnh và quan sát trên đường ống và các dàn thay đổi nhiệt. Ở đâu có vết dầu thì ở đó có lỗ thủng
Cách 3: Dùng que diêm để nhận biết thiếu gas (tuyệt đối không dùng bật lửa)
+ Trong lúc máy đang hoạt động, bạn hãy đốt que diêm rồi hơ nóng vào cuối dàn nóng
+ Nếu đoạn ống được hơ nóng không thể sờ tay vào được vì quá nóng thì chắc chắn tủ lạnh bị thiếu gas. Còn nếu tủ lạnh đủ gas thì gas sẽ bay hơi làm nguội đoạn ống đó, bạn có thể sờ đoạn ống đó mà không bị nóng.
Gas Miền Tây không khuyến khích khách hàng tự thay gas ở nhà mà nên gọi thợ cho an toàn. Nhưng trong trường hợp, khách hàng muốn tự thay thì có thể làm theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị gas. Loại gas cần nạp mới phải đúng với loại gas mà tủ lạnh nhà bạn đang sử dụng.
Bước 2: Sau đó, bạn thay vị trí của máy hút bằng chai gas.
Bước 3: Tiếp theo bạn hãy mở van của đồng hồ ra, sau đó mới từ từ mở van chai gas ra để gas đi vào an toàn trong hệ thống. Trong lúc đó, bạn cần nhìn đồng hồ đo gas cho đến khi áp suất đã đạt mức 35-45 PSI thì dừng lại và đóng van của chai gas lại.
Theo dõi đồng hồ đo gas trong quá trình bơm gas
Bước 4: Bạn tiếp tục kiểm tra lại tất cả các mối hàn xem có bị rò rỉ gas ở đâu không và kiểm tra cả đầu rắc co của đồng hồ.
Bước 5: Cuối cùng, bạn hãy khởi động lại tủ lạnh cho hoạt động của máy nén trở lại bình thường và tiếp tục nạp gas tủ lạnh cho đến khi đủ gas.
Bạn có thể nhận biết hệ thống đủ gas qua một số dấu hiệu sau: Dàn lạnh bám tuyết đều, dàn nóng nóng đều, trên đương hút từ dàn lạnh về máy nén có đọng sương, dòng làm việc ổn định.
+ Nếu tủ lạnh nhà bạn đã cũ, bạn không nên tự ý thay gas hay đụng chạm vào các bộ phận trong tủ lạnh. Thay vào đó, bạn hãy gọi cho trung tâm sửa tủ lạnh để thay gas mới hay hàn lại những nơi bị hỏng. Vì nếu nạp gas hoặc hàn xì không đúng kỹ thuật thì đường ống có thể sẽ có cặn dẫn đến tắc ống, gây nổ nguy hiểm.
Tốt nhất là hãy gọi trung tâm sửa chữa khi tủ lạnh bạn đã cũ
+ Để phòng tránh trường hợp tủ lạnh phát nổ, tốt nhất bạn không nên sử dụng tủ lạnh quá cũ và được nạp lại gas nhiều lần vì mức độ rỉ rét rất dễ gây rỉ ống dẫn gas, chập điện.
Dựa vào từng dung tích của tủ lạnh, lượng gas được bơm vào cho từng loại sẽ khác nhau, dưới đây là bảng giá thay gas tham khảo cho từng dung tích tủ lạnh:
Dung tích tủ lạnh (lít) |
Giá thay gas |
90 – 160 |
500.000 – 600.000 |
180 – 250 |
1.000.000 – 1.500.000 |
260 – 350 |
1.600.000 – 1.800.000 |
400 – 600 |
2.000.000 – 2.300.000 |
Lớn hơn 600 |
2.500.000 trở lên |
Với những lưu ý mà Gas Miền Tây đã chia sẻ, hy vọng bạn có thể nắm rõ hơn về cách thay gas cho tủ lạnh để mang lại hiệu quả cao nhất. Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và tránh gây hư hại cho sản phẩm, hy vọng các bạn sẽ dành thời gian để đọc, ghi nhớ và tuân theo những khuyến cáo bên trên và biến nó trở thành thói quen sử dụng hằng ngày của gia đình mình nhé!
Tủ lạnh lấy nước ngoài - những điều phải biết...
Ngăn đựng rau quả Aero-Care trên tủ lạnh Hitachi Tủ lạnh...
Thêm vào giỏ hàng thành công!
Xem giỏ hàng